NGƯỜI NHẬT MUỐN LÀM ĂN LỚN Ở MIỀN TRUNG

Trang Chủ  /  Tin Tức  /  TIN THỊ TRƯỜNG

blog image

NGƯỜI NHẬT MUỐN LÀM ĂN LỚN Ở MIỀN TRUNG

2023-12-15  /

Đầu tư Đà Nẵng: Ngay những ngày đầu năm 2020, đoàn hơn 1.000 nghị sĩ, thống đốc các tỉnh và doanh nghiệp Nhật Bản đã có chuyến "xông đất" Đà Nẵng, Quảng Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác và thắt chặt quan hệ Việt - Nhật. Ba ngày làm việc tất bật của đoàn chứng kiến rất nhiều sự kiện gặp gỡ, tìm hiểu và giao lưu giữa những người đồng cấp hai bên. 
 


 

Tiếp nối mối lương duyên từ nhiều thế kỷ | Nhật bản đầu tư vào miền Trung

Nếu muốn tìm minh chứng cho mối bang giao Việt - Nhật không thể không nhắc tới phố cổ Hội An. Chính bởi vậy, thương cảng chứng kiến sự giao thương nhiều đời của hai quốc gia là điểm dừng chân không thể thiếu của đoàn nghị sĩ, thống đốc tỉnh và doanh nghiệp Nhật Bản trong chuyến đi lần này. 

Cũng chính tại Hội An, sau khi dạo bước chùa Cầu và cùng nhau ăn những bát cao lầu mang phong vị giao hòa ẩm thực Việt - Nhật - Hoa từ nhiều thế kỷ trước, 12 biên bản ghi nhớ hợp tác đã được đặt bút ký kết dưới sự chứng kiến của lãnh đạo hai bên.

Trong đêm tiệc chiêu đãi đoàn hôm 12-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu thêm một ví dụ sinh động khác về mối lương duyên hai nước. Đó chính là những thanh điệu âm nhạc Lâm Ấp còn hiện diện trong âm nhạc truyền thống Nhật Bản ngày nay và thể hiện những thanh âm đồng điệu với nhã nhạc cung đình Huế.

Những người bạn Nhật Bản cũng tỏ ra vô cùng tinh tế và trân trọng mối quan hệ Việt - Nhật. Điều đó được biểu hiện qua việc họ cất công mang tới Việt Nam giống sen cổ Oga quý hiếm và cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gieo trồng tại Hội An. 

 

==>> Xem thêm: Chỉ 36 triệu/ m2 với dự án căn hộ 5 sao mặt tiền biển An Bàng, Hội An

 


Nói như ngài Nikai Toshihiro, tổng thư ký Đảng Dân chủ tự do Nhật Bản (LDP) đồng thời là chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, đây là giống sen có tuổi thọ dài lâu hơn bất cứ giống sen nào khác trên thế giới. Sau hơn 2.000 năm vùi lấp bên cạnh một con tàu đắm tại tỉnh Chiba, năm 1947 những hạt sen cổ còn sót lại được khai quật và cho nảy mầm thành công. 

Với Việt Nam, sen chính là quốc hoa và biểu tượng cho hòa bình. Trồng một giống sen Nhật Bản quý hiếm có tuổi thọ dài lâu tại Hội An, người Nhật rõ ràng rất kỳ vọng vun đắp mối thâm tình giữa hai dân tộc. "Đây là sự thể hiện những giá trị tương đồng trong văn hóa và tập quán, cùng chia sẻ lợi ích chung của hai nước" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận xét.

 

Rộn rã tìm tiếng nói hợp tác

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ trong phần phát biểu trước các doanh nghiệp Nhật Bản sáng 13-1 đã thẳng thắn "đặt hàng" các dự án đầu tư vào công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ sạch và phát triển du lịch, hướng tới hình thành tại Việt Nam các chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ toàn cầu. 

"Chính phủ Việt Nam kêu gọi, chào đón và sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Nhật Bản, kể cả nhà đầu tư vừa và nhỏ. Với quan hệ hữu nghị giữa hai nước và tiềm năng khoa học công nghệ Nhật Bản, chúng tôi không chỉ mong muốn Nhật Bản là nhà đầu tư hàng đầu mà còn là nhà đầu tư tốt nhất tại Việt Nam" - Phó thủ tướng nêu quan điểm.

 


Không khí hợp tác trở nên vô cùng rộn rã khi cả hai bước vào buổi làm việc cuối cùng chiều 13-1. Tại nơi gặp gỡ trao đổi giữa doanh nghiệp lữ hành hai nước, đại diện các doanh nghiệp hai bên tất bật bàn bạc, thương thảo những dự định hợp tác cho mục đích cuối cùng là nâng cao số lượng du khách trao đổi hai nước lên con số 2 triệu lượt trong năm 2020.

Tranh thủ chút thời gian rảnh giữa các cuộc trao đổi với đối tác phía Nhật Bản, chị Nguyễn Thị Thủy Tiên - trưởng phòng phụ trách du lịch nước ngoài Công ty Vietnam Travelmart - nói với Tuổi Trẻ rằng qua các năm, lượng khách Đà Nẵng đi du lịch Nhật Bản ngày một tăng. 

Tại cuộc gặp hôm nay, doanh nghiệp lữ hành hai bên tranh thủ thăm dò, tìm hiểu cơ hội hợp tác về các tour - tuyến, khảo sát cụ thể về giá tour, lịch trình, khách sạn, nhà hàng để tiến tới ký kết thỏa thuận. Theo chị Thủy Tiên, những sự kiện giao lưu quy mô lớn như thế này đưa lại những thông tin vô cùng hữu ích, giúp tăng đáng kể cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.

Thu xếp khoảng thời gian hiếm hoi trao đổi với Tuổi Trẻ giữa các sự kiện dày đặc, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho rằng xu hướng đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Nhật nay đã khác. 

 


Nếu 5-10 năm trước, người Nhật chỉ đầu tư chế biến, sản xuất tại Việt Nam rồi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì nay doanh nghiệp Nhật xác định thị trường Việt Nam là thị trường chính. Những năm qua, quy mô đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam không ngừng tăng lên. 

"Dịp này Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định hoan nghênh đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam và cam kết hoàn thiện môi trường đầu tư hơn nữa. Tôi tin tưởng Thủ tướng và sẽ tiếp tục kêu gọi nhiều doanh nghiệp trong nước đầu tư vào Việt Nam. Hiện có nhiều người trẻ Việt Nam sang Nhật Bản làm việc và đóng góp rất nhiều cho xã hội Nhật, chúng tôi rất cảm ơn về việc này.

Trong buổi giao lưu giữa các địa phương chiều 13-1, hai bên đã quyết định được một số việc hợp tác giữa các địa phương. Vừa rồi nhiều thống đốc tỉnh tại Nhật Bản rất quan tâm tới nguồn lao động tại Việt Nam. Sau sự kiện này, việc hợp tác giữa hai nước chắc chắn sẽ có những kết quả to lớn" - đại sứ Umeda Kunio chia sẻ.